Vợ khăn gói cho chồng, bố động viên con sang Thổ Nhĩ Kỳ cứu trợ
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến hàng nghìn người tử vong. Cùng với nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam đã cử một số chiến sĩ lên đường cứu trợ. Lượng người bị nạn đang không ngừng tăng lên với con số báo động, những thông tin này liên tục được cập nhật nhanh chóng
Tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ cực kỳ nghiêm trọng. (Ảnh: AP)
Vietnamnet đưa tin, Bộ quốc phòng đã cử lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ nhân đạo với số lượng là 76 cán bộ. Họ đều là những người có kinh nghiệm trong công tác cứu hộ cứu nạn và luôn trong tâm thế giúp bạn cũng là giúp mình, hăng hái lên đường. Một trong những chiến sĩ trẻ của đoàn là Lê Trọng Nghĩa (Bác sĩ làm tại Bệnh viện quân y 354, Tổng cục Hậu cần, khoa phục hồi chức năng). Anh đã có 2 lần lên đường thực hiện nhiệm vụ quốc tế. Chuyến đi cứu hộ nào của các chiến sĩ cũng vậy, háo hức lo lắng nhưng tràn đầy quyết tâm.
Mọi người nỗ lực cứu nạn nhân bị mắc kẹt. (Ảnh: AP)
Các chiến sĩ làm việc cả ngày lẫn đêm. (Ảnh: AP)
Anh chia sẻ: “Đêm qua tôi rất bất ngờ khi được thủ trưởng, Phó giám đốc của Bệnh viện 354 giao nhiệm vụ trực tiếp. Tôi luôn xác định mình là người lính, đảng viên sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Tổ quốc giao cho”. Đồng thời, nhận được lệnh từ Ban giám đốc bệnh viện, anh được bố động viên và vợ gấp rút chuẩn bị đồ đạc cho chồng. Gia đình luôn ủng hộ chiến sĩ, mong các anh hoàn thành nhiệm vụ và sớm trở về.
Bác sĩ Trọng Nghĩa đang chuẩn bị thuốc men để lên đường. (Ảnh: Vietnamnet)
Anh nhận được sự ủng hộ, động viên lớn từ gia đình. (Ảnh: Vietnamnet)
Không riêng bộ đội mà Bộ công an cũng đã có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ nước bạn trong công tác cứu hộ. Lực lượng của Bộ công an Việt Nam được giao nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tại khu vực của tòa nhà đã đổ nát vì động đất. Nơi này được cho là vào ngày 6/2 đã vùi lấp khoảng 15 người. Đại diện Cục Cảnh sát PCCC & CNCH cho biết, vì khu vực có kết cấu nền móng yếu, dễ đổ sập nên cực kỳ nguy hiểm nếu không có phương án cụ thể. Trong khi đó, điều quan trọng nhất trong cứu hộ đó chính là phải đảm bảo sự an toàn của bản thân trước.
Nhiều chiến sĩ khác cũng được cử lên đường. (Ảnh: Vietnamnet)
Sau khi trao đổi phương án với ban tổ chức, bước đầu một trinh sát hiện trường cho biết dù thời gian đã trôi qua nhiều ngày nhưng vẫn chưa tìm thấy dấu hiệu của nạn nhân mắc kẹt. Người này nói: “Mặc dù 4 ngày trôi qua, chúng tôi vẫn nỗ lực và hy vọng có phép màu để cứu sống người dân nước bạn”.
Khu vực mắc kẹt 15 người. (Ảnh: Zing)
Cảnh sát Việt Nam đang làm việc cứu người. (Ảnh: Zing)
Cảnh sát Việt Nam phối hợp với các bên khác để làm việc. (Ảnh: Báo tin tức)
Công tác cứu hộ không dễ dàng. (Ảnh: Báo tin tức)
Khu vực 15 người mất tích đổ nát trầm trọng. (Ảnh: Báo tin tức)
Mong rằng với sự giúp đỡ của không chỉ Việt Nam mà cả quốc gia khác, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Mọi người sớm ổn định cuộc sống, tinh thần để tiến tới tương lai.
Các chiến sĩ bộ đội, cảnh sát không chỉ phục vụ trong nước mà họ còn là cầu nối, ngoại giao với các nước khác. Mỗi khi các nước có khó khăn, thiên tai, chúng ta lại cử những chiến sĩ bộ đội, công an lên đường sang quốc tế hỗ trợ. Việc làm của họ không chỉ mệt nhọc mà còn rất nguy hiểm. Vì vậy, nón đòi hỏi sự cảm thông lớn từ gia đình để các anh có thể yên tâm lên đường cống hiến. Nhờ gia đình ủng hộ, tâm lý các anh cũng vững vàng hơn.